Kinh doanh bất động sản luôn được các nhà đầu tư hứa hẹn sinh lợi nhuận cao so với các ngành khác.
Thị trường bất động sản được xem là yếu tố tác động đáng kể vào tình hình tăng trưởng kinh tế.
Phân tích của nhiều chuyên gia hàng đầu cho thấy ở các nước phát triển, nếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng lên 1 USD thì có khả năng thúc đẩy các ngành liên quan, như thị trường tài chính, xây dựng, thị trường lao động… tăng thêm từ 1,5 đến 2 USD. Đó là chưa kể thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, cân đối nhu cầu xã hội, là điều kiện để tăng nguồn thu ngân sách. Đây cũng là thị trường thu hút nhiều nhất vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Tại Việt Nam, thị trường bất động sản đang có sự chuyển mình mạnh mẽ về cơ cấu sản phẩm, cơ chế chính sách, tư duy kinh doanh của chủ đầu tư và quan điểm lựa chọn dự án của khách hàng. Đây là cơ sở quan trọng để thị trường bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ, mà nhiều người cho rằng thời cơ sẽ đến vào năm 2017.
Thật ra, những tín hiệu khởi sắc sau một thời gian suy thoái đã xuất hiện từ năm 2015. Chỉ riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, năm 2015, con số thanh khoản đã đạt tới trên 42.000 căn hộ, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2014 và cao hơn bất cứ giai đoạn nào trước đó. Một trong những người học Liên thông Cao đẳng Dược thành công trên thị trường bất động sản anh Nguyễn Mạnh – giám đốc bất động sản tín phát chia sẻ : Làm trong ngành này cần phải có cái đầu tư duy tốt và phải mạo hiểm thì mới thành công.
Nửa đầu năm 2016, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đà hồi phục dù không bùng nổ như năm 2015 do tín dụng bất động sản bị siết chặt lại từ những quy định của ngân hàng.
Trong sự hồi phục của thị trường bất động sản, không thể không kể đến yếu tố quan trọng là nguồn tiền kiều hối đầu tư vào bất động sản hơn 20%. Dòng vốn FDI cũng là kênh trợ lực cho thị trường tăng trưởng, khi bất động sản 6 tháng qua vươn lên đứng thứ 2 trong các ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài.
Gần đây thị trường ghi nhận hiện tượng các đại gia bất động sản Nhật Bản đang lặng lẽ góp khoản vốn đáng kể vào phân khúc bất động sản trung cao cấp tại Việt Nam. Những thông tin chưa đầy đủ cho thấy thời gian tới các nhà đầu tư trong ngành bất động sản của Nhật sẽ mang khoảng 2 tỷ USD vào thị trường Việt Nam, trong đó TP.HCM sẽ là lựa chọn ưu tiên trong chiến lược đầu tư của họ.
Từ khi Việt Nam và Nhật trở thành đối tác chiến lược thì đây là thời điểm để doanh nghiệp 2 nước bắt tay hợp tác. Trong khi doanh nghiệp Việt cần tìm vốn cho các dự án lớn và tìm các đối tác quản lý dự án chuyên nghiệp, thì nhà đầu tư Nhật có xu hướng tìm đối tác để đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản.
Thị trường địa ốc Việt gần đây đã đón nhận nhiều thương vụ hợp tác như vậy. Có thể kể tới như The Global Group – nhà đầu tư, phát triển và quản lý bất động sản hàng đầu Nhật Bản bắt tay với Công ty CP Ngôi nhà mơ ước (Dream House) đầu tư vào Dream Home Palace (quận 8) với số vốn dự kiến 50 triệu USD.
Kajima – một đại gia khác đến từ Nhật Bản, đang có kế hoạch chi 1 tỷ USD trong 10 năm tới liên doanh với một nhà đầu tư trong nước để phát triển các dự án bất động sản khách sạn cao cấp, căn hộ dịch vụ hướng tới phân khúc “nhà giàu” Việt Nam.
Để bất động sản phát triển bền vững thì mức tăng của thị trường phải phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế hoặc đi sau một bước. Tuy nhiên thị trường bất động sản trong các năm 2014-2016 lại có mức tăng cao hơn rất nhiều so với nền kinh tế. Số lượng dự án và sản phẩm rất lớn, vượt qua khả năng tiêu thụ của khách hàng. Điều này sẽ tạo ra sự dư cung và thiếu nguồn cầu từ phát triển kinh tế.
Hiện nay, theo thống kê sơ bộ thì cả nước có hơn 4.000 dự án, với 460 triệu m² sàn, tương đương 3 triệu căn hộ, quy mô vốn khoảng 4,5 triệu tỷ đồng. Đối với TP.HCM đã có 1.219 dự án với tổng diện tích 5.000ha tổng 45 triệu m² sàn, tương đương 316.000 căn hộ.