Cây Hoa Dẻ là một trong những loài hoa mọc dân dã, mang nhiều ý nghĩa tích cực cho con người. Vậy ý nghĩa phong thủy cây hoa dẻ như thế nào? Các bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Contents
Cây hoa dẻ là cây gì
Cây hoa dẻ tên khoa học là Desmos chinensis Lour, thuộc họ Na. Ở nước ta tùy từng địa phương loại cây này còn có một số tên gọi khác như hoa dẻ thơm, chập chại, nồi côi…. Cây Dẻ phân bố trên khắp Đông Nam Á, ngoài ra còn ở Ấn Độ, Trung Quốc,… Ở nước ta, cây phân bố tương đối rộng rãi ở nhiều tỉnh thuộc vùng trung du, núi thấp và đồng bằng từ miền Bắc đến miền Nam. Như các tỉnh: từ Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa… tới Khánh Hòa, Kontum, Lâm Ðồng, Ðồng Nai….
Cây hoa dẻ thuộc thân gỗ lớn, chiều cao có thể đạt 20m, nhiều cành và tán lá rộng. Lá dẻ hình mác hoặc gần thuôn, gốc lá tròn hay hình tim. Lá đơn, mọc so le nhau. Kích thước lá thay đổi, dài khoảng 7 – 17cm, rộng tầm 3 – 6cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới phủ lông tơ vàng nhạt. Phần cuống lá ngắn và có lông. Hoa dẻ có 6 cánh, cuống hoa dài, các cánh hoa mịn, mỏng và cũng khá dài. Khi nở hoa bung xòe và thường rũ xuống. Hoa có mùi rất thơm.
Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của cây chay
Trước đây cây hoa dẻ thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Nhưng hiện nay, người ta đưa về trồng ở ven đường, công viên,… để làm cây công trình kiến trúc công cộng.
Ý nghĩa phong thủy cây hoa dẻ
Cây Hoa Dẻ thơm được người xưa quan niệm rằng là biểu tượng cho sự chân thành của người phụ nữ và hạnh phúc của gia đình.
Ở nhiều vùng Hoa Dẻ thường được đặt trên bàn tiệc trong ngày cưới với mong muốn mong cho cặp đôi hạnh phúc, khởi đầu cuộc sống vui vẻ, trồng cây này trong nhà mang ý nghĩa may mắn, gia đình hòa thuận, yêu thương nhau.
Công dụng của Cây Hoa Dẻ
Hoa Dẻ là cây mà được khá nhiều người yêu thích trồng ở sân vườn, sử dụng làm cây công trình tạo bóng mát cho khuân viên mang lại vẻ đẹp cho không gian. Đặc biệt hơn cây sở hữu những cây bông có mùi hương dễ chịu.
Vì thế cây được trồng quanh nhà và làm tiểu cảnh sân vườn. Ngoài ra các bộ phận của cây như vỏ, thân, lá đều được làm thuốc đông y chữa một số bệnh như:
– Chữa tê thấp, chân tay tê bại, đau nhức gân xương.
– Trị mụn nhọt, mẩn ngứa.
– Chữa ngộ độc.
– Rễ và lá trị các bệnh đường tiêu hóa.
– Hoa còn tận dụng làm nước hoa, sữa tắm.
Cách trồng cây hoa dẻ làm đẹp cho khu vườn
Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của cây dâu da đất
Điều kiện để trồng hoa dẻ sinh trưởng và phát triển tốt:
- Thời vụ trồng: cây thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, tuy nhiên khoảng thời gian vào cuối tháng 12 hoặc vào đầu năm ở mùa xuân tháng 3 trồng là thích hợp nhất.
- Yêu cầu đất trồng: cây hoa dẻ không khắt khe nhiều về môi trường đất, môi trường cây phát triển tốt nhất là loại đất thịt, tơi xốp và thoát nước tốt.
- Ánh sáng: cây ưa sáng vì thế khi trồng chúng ta nên trồng hoặc đặt các chậu cây ở các vị trí thoáng mát để cây nhận được ánh sáng tốt nhất.
- Nhiệt độ: cây thích hợp với điều kiện nhiệt độ từ 25 đến 30 oC
Cách trồng cây hoa dẻ:
- Trước khi trồng chúng ta đào hố trồng và phơi hố khoảng 1 tháng sau đó mới đặt cây trồng.
- Tùy vào độ to nhỏ của bầu mà chúng ta đào hố tương xứng. Chúng ta sẽ đào hố to gấp đôi dộ to của bộ rễ cây con khi xòe ra.
- Đặt bầu cây xuống hố, tháo bỏ lớp vỏ nilong và các dây quấn nếu có xung quanh bầu. Sau đó lấp đất xung quanh bầu và nén chặt để cây không bị nghiêng ngả. tưới nước cho cây sau trồng.
- Chúng ta có thể sử dụng các cành cây chống để cây hoa dẻ không bị đổ và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xấu tác động vào.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi chia sẻ tới các bạn về ý nghĩa phong thủy cây hoa dẻ và công dụng của cây giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm khi mua cây. Chúc các bạn thành công.