Cây chay là cây được trồng rất nhiều ở nước ta, bởi không chỉ giá trị nó mang lại rất lớn mà nó còn có ý nghĩa về phong thủy. Vậy ý nghĩa phong thủy của cây chay là gì? Mời bạn ddocj theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Contents

Tìm hiểu về cây chay cảnh

Trên thực tế, cây chay cảnh là một dạng biến thể của cây chay rừng xưa. Do có kích thước lớn nên mọi người đã tìm cách để tạo ra những cây chay cảnh nhỏ xinh hơn, phù hợp với điều kiện sống hiện đại.

Theo đó, cây chay cảnh cũng có những đặc tính không khác gì nhiều so với cây chay thường. Đây là loại cây thuộc họ dâu tằm có tên khoa học là Artocarpus tonkinensis A. Chey. Điểm ấn tượng của loài cây này là cây đặc hữu và chỉ sinh trưởng tại Việt Nam, chủ yếu là ở các tỉnh Đông Bắc Bộ Bắc như: Bắc Kạn, Lai Châu, Lào Cai,… nhưng hiện nay cũng đã được trồng khá nhiều ở Thanh Hóa, Hà Giang, Bắc Giang,… Vậy nên, cây còn được gọi là cây chay Bắc Bộ, cây chay ăn trầu.

Cây chay là cây thân gỗ, nhẵn, vỏ xám, có chiều cao trung bình từ 10 đến 15m. Tuy nhiên, với cây chay cảnh thì chiều cao thấp hơn. Cành của cây chắc khỏe, phân tán lá đẹp.

Y-nghia-phong-thuy-cua-cay-chay
Ý nghĩa phong thủy của cây chay

Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy cây mộc hương

Lá cây hình bầu dục, mọc so le xếp thành hai hàng, gân lá nổi rõ, chiều dài từ 7 tới 15cm, chiều rộng từ 3 tới 7cm. Mặt dưới của lá có lông nhung ngắn màu hung. Búp và cành của cây chay có lông màu vàng nhạt, khi già chuyển màu nâu sẫm.

Cây chay có hoa mọc đơn độc ở nách lá, thường ra hoa vào tháng 3-4 và tháng 7-9. Quả cây tròn, có vị hơi chua, khi chín thì màu vàng, thịt mềm hồng. Hạt to tròn như hạt xoan, nhiều nhựa. Vỏ và rễ cây có vị chát.

Cây chay được chia làm hai loại phổ biến đó là chay đỏ (hay còn gọi cây chay ruột đỏ, cây chay vỏ tía) và cây chay xanh. Cả hai loại cây này đều có đặc điểm tương đối giống nhau.

Tác dụng của cây chay

Công dụng của cây chay trong đời sống

Có thể bạn chưa biết nhưng quả chay có thể được sử dụng để chế biến những món ăn cực kì ngon miệng như cá kho quả chay, cua đồng kho quả chay, canh cá chua cùng quả chay,…

Nguoi-xua-cho-rang-cay-chay-mang-toi-dieu-may-man-tai-loc-cho-gia-chu
Người xưa cho rằng cây chay mang tới điều may mắn, tài lộc cho gia chủ

Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của cây dâu da đất

Tác dụng của cây chay trong y học

Rễ, vỏ và cả quả đều là những thành phần của rất nhiều bài thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam. Thậm chí, Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam đã thiết lập nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm toàn diện về những ứng dụng trong y học hiện đại của cây chay Bắc bộ để chữa trị các bệnh lý về xương khớp như chữa trị thoát vị đĩa đệm, điều trị bệnh thoái hóa cột sống, điều trị thần kinh tọa, chữa trị thoái hóa đốt sống cổ, Lupus, nhược cơ,…

Ý nghĩa phong thủy của cây chay

Mặc dù không có bất kỳ tài liệu nào nghiên cứu chính xác hay ghi chép lại ý nghĩa phong thủy của cây chay nhưng người xưa vẫn tin rằng, loài cây này mang đến những điều may mắn và tài lộc. Hình dáng cao lớn, sum suê của cây chay tượng trưng cho sự vững chãi, thịnh vượng và bảo vệ, gia đình luôn được che chở, thu hút những điều tích cực.

Trên đây là một số thông tin mà bài viết chia sẻ tới các bạn đọc về ý nghĩa phong thủy của cây chay và công dụng của cây giúp các bạn có thêm kinh nghiệm khi mua cây. Chúc các bạn thành công.

Facebook Comments
Rate this post