Nhờ sự phát triển của kinh tế – xã hội, nghề kiến trúc sư cũng trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn. Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết nếu muốn theo đuổi ngành nghề này.
Ở Việt Nam hiện nay, sự phát triển về về kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế đem đến những cơ hội việc làm trong nhiều ngành nghề, trong đó nổi bật là nghề kiến trúc sư. Song hành cùng sự phát triển của nền công nghiệp – dịch vụ là sự nâng cấp, phát triển của các cơ sở hạ tầng, đó có thể là chung cư mini, có thể là nhà ở cho đến những dự án lớn như cao ốc, trung tâm thương mại, cầu đường…
Nghề kiến trúc sư hiện nay thu hút được nhiều các bạn trẻ đam mê sáng tạo. Hàng năm có hàng nghìn hồ sơ đăng ký vào các trường như Đại học Xây Dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội… Và để hiểu hơn về ngành kiến trúc này, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây.
Contents
Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư là người làm thiết kế cấu trúc, hình thức, không gian, quy hoạch và dự đoán sự phát triển của các công trình kiến trúc như chung cư, nhà cao tầng, khu đô thị… hoặc của cả một vùng, khu công nghiệp,…
Kiến trúc sư cũng là người đưa ra các giải pháp về kiến trúc như công năng, thẩm mỹ cũng như giải pháp kỹ thuật cho mọi đối tượng khách hàng với nhiều nhu cầu, sở thích khác nhau.
Kiến trúc sư là người có đầu óc thẩm mỹ, tư duy cao
Kiến trúc sư làm gì?
Một kiến trúc sư được đào tạo có thể làm được rất nhiều công việc khác nhau:
- Thiết kế quy hoạch: Khảo sát, ghi chép, nắm bắt hiện trạng khu vực rồi tìm ra ý tưởng và thiết kế mặt bằng, phối cảnh. Sau đó bảo vệ trước cơ quan chức năng, nhà đầu tư, lãnh đạo…
- Thiết kế kiến trúc công trình: Tương tự như thiết kế quy hoạch, sau khi bảo vệ trước các bên liên quan và được chấp thuận, kiến trúc sư trực tiếp giám sát thi công. Công việc này thể hiện tài năng cũng như mắt thẩm mỹ của kiến trúc sư.
- Thiết kế cảnh quan: thiết kế cảnh quan đô thị, cảnh quan chuyên biệt, cảnh quan phong cảnh. Công việc này không những yêu cầu kiến trúc sư về con mắt thẩm mỹ mà còn phải có kiến thức nhất định về môi trường, thực vật,…
- Thiết kế nội thất: Công việc mang tính thẩm mỹ cao làm sao để thiết kế hợp với không gian chứa nội thất, hợp sở thích của khách hàng.
Ngoài ra, công việc của kiến trúc sư còn có thể là giảng viên, thiết kế thời trang, điêu khắc…
Như vậy, cơ hội nghề nghiệp của ngành kiến trúc rất rộng mở, đem đến nguồn thu nhập kinh tế cao cho những người làm nghề có tâm và có tầm.
Những ngôi trường đại học đào tạo Kiến trúc sư
Hiện nay, Việt Nam có nhiều trường đào tạo kiến trúc sư. Trong số đó 3 cơ sở đầu ngành có thể kể đến Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những trường đào tạo kiến trúc sư lớn và có tiếng, đem đến nhiều cơ hội du học nước ngoài. Hàng năm những trường này cũng tiếp nhận hàng nghìn hồ sơ từ các bạn học sinh tốt nghiệp THPT.
Ngành Kiến trúc thu hút rất nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển
Ngành Kiến trúc xét tuyển những môn nào?
Để được nhận vào trường, sinh viên ngành kiến trúc sư thi môn gì? Hay kiến trúc sư cần học gì để đủ điều kiện vào các trường đại học danh tiếng này?
Có 3 hình thức tuyển sinh chính tại các trường kiến trúc là:
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia với tổ hợp Toán, Văn, Anh.
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia với tổ hợp Toán, Văn và môn năng khiếu vẽ
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia với tổ hợp Toán, Lý và môn năng khiếu vẽ.
Như vậy, ngoài nắm chắc kiến thức môn Toán, Văn, Anh và Lý ở THPT, thí sinh ngành Kiến trúc còn cần có năng khiếu vẽ. Do đó, bạn cần trau dồi, rèn luyện các kiến thức cơ bản về mỹ thuật, kỹ thuật như vẽ tạo khối từ đơn giản đến phức tạp.
Nếu bạn yêu thích việc vẽ vời, có gu thẩm mỹ tốt và có tư duy cùng khả năng tổ chức, thì công việc kiến trúc sư là phù hợp với bạn. Hãy thỏa sức thể hiện và theo đuổi đam mê của mình dù còn nhiều khó khăn mà một người kiến trúc sư sẽ gặp phải.
Xem thêm: Làm quen với 3 kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam