Là ngành học được đánh giá cao trong nhóm ngành Sư phạm, ngành Sư phạm Mầm non được nhiều bạn thí sinh quan tâm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu: Sư phạm Mầm non thi khối nào? Hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.

Contents

1. Sư phạm mầm non thi khối nào? Xét tuyển tổ hợp môn gì?

Giáo dục mầm non hay còn gọi là Sư phạm mầm non là công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi, là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ em cả về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.

Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là bước đệm cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ em là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Sư phạm Mầm non thi khối nào? Tổ hợp môn xét tuyển của ngành
Ngành Sư phạm mầm non thu hút nhiều hồ sơ xét tuyển trong những năm tuyển sinh gần đây

Đây là ngành nghề được đánh giá cao về cơ hội việc làm với nhu cầu nhân lực lớn, được nhiều bạn thí sinh quan tâm và chọn lựa trong những năm xét tuyển gần đây.

Khi tìm hiểu thông tin ngành Sư phạm Mầm non, tổ hợp xét tuyển của ngành là vấn đề thí sinh không thể bỏ qua. Nếu như trước đây, ngành Sư phạm mầm non chủ yếu xét tuyển khối M thì hiện nay, tổ hợp xét tuyển của ngành đã được mở rộng. Cụ thể như sau:

  • M00: Ngữ văn- Toán- Đọc diễn cảm- Hát
  • M01: Ngữ văn – Lịch sử- Năng khiếu
  • M02: Toán- Năng khiếu 1- Năng khiếu 2
  • M11: Ngữ văn – Năng khiếu báo chí – Tiếng Anh

2. Phương thức xét tuyển ngành Sư phạm Mầm non

Bên cạnh sự mở rộng khối xét tuyển, những năm tuyển sinh gần đây, phương thức xét tuyển của ngành cũng có nhiều thay đổi.

Bên cạnh hình thức xét điểm thi THPT, nhiều cơ sở đào tạo còn xét tuyển bằng học bạ THPT. Trong phương thức xét tuyển học bạ, có trường xét điểm năm lớp 12, có trường xét điểm 3 năm học THPT hay xét điểm của một số môn và một số kỳ học nhất định.

Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo ngành Sư phạm mầm non còn thực hiện xét tuyển thẳng với những thí sinh đủ điều kiện. Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật… được Bộ VHTT&DL công nhận được xét tuyển thẳng vào học các ngành tương ứng trình độ ĐH,CĐ, trung cấp của các trường năng khiếu, nghệ thuật theo quy định của từng trường.

Những thí sinh đoạt giải các ngành thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá bốn năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.

Sự đa dạng về phương án xét tuyển đem đến nhiều thuận lợi cho thí sinh. Các bạn thí sinh có thể chủ động chọn lựa phương án tuyển sinh có lợi thế nhất.

>>> Tham khảo thêm chương trình học Văn bằng 2 Sư phạm Mầm non

3. Một số điều cần biết khi học ngành Sư phạm mầm non

Trong quá trình đào tạo ngành Sư phạm mầm non, sinh viên sẽ được trang bị những kiến tức và kỹ năng sau:

Sư phạm Mầm non thi khối nào? Tổ hợp môn xét tuyển của ngành
Chương trình học sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc

Về mặt kiến thức:

  • Người học sẽ có thể xác định được vai trò, quyền hạn và những yêu cầu cần thiết đối với người làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ ở các cơ sở giáo dục mầm non.
  • Nắm được hững kiến thức về giáo dục đại cương để vận dụng vào thực tiễn giáo dục mầm non.
  • Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học giáo dục mầm non vào tổ chức hoạt động giáo duc trẻ mầm non ở các độ tuổi khác nhau.
  • Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung của chương trình giáo dục mầm non, phương pháo tổ chức các hoạt động giáo dục để phát triển tâm lý trẻ em ở những độ tuổi khác nhau.

Về mặt kỹ năng:

  • Tuyên truyền những kiến thức khoa học trong lĩnh vực nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh, vận động xã hội hóa giáo dục mầm non.
  • Định hướng phát triển và giáo dục cho trẻ nhỏ phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân, từng độ tuổi và điều kiện thực tế. Quản lý hoạt động nhóm, lớp trong những công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tuổi mầm non.
  • Xây dựng các hoạt động giáo dục tuần, tháng; xây dựng môi trường giáo dục; lựa chọn hợp lý các học liệu, phương pháp giáo dục-dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.

Về thái độ:

  • Trên cơ sở trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, có thái độ nghiêm túc và trách nhiệm với nghề nghiệp.
  • Yêu nghề, yêu trẻ và say mê, tận tụy với nghề nghiệp
  • Có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, nêu gương tốt cho trẻ
  • Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh học sinh và những lực lượng xã hội để phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non có thể làm những công việc sau:

  • Có khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện tay nghề.
  • Tham gia vào hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non.
  • Giáo viên Sư phạm Mầm non trình độ Trung cấp chuyên nghiệp tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Trên đây là thông tin về khối thi và những thông tin thí sinh cần nắm khi tham gia đăng ký xét tuyển ngành Sư phạm mầm non.  Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

Facebook Comments
Rate this post