Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh bất động sản và nghề môi giới nhà đất đã tăng lên đáng kể. Người theo nghề này thấm đẫm khá nhiều cảm giác trong nghề khi vui có, buồn có, sung sướng và có cả những cảm giác bị xúc phạm và coi thường khi bị người đời gọi nghề này là “cò”.

Thật sự bất lực khi phần lớn xã hội đều mặc định những người làm kinh doanh môi giới là cò, đủ thứ tên cò đất, cò bất động sản, cò nhà đất.

Tại sao lại gọi là “cò”?

“Cò” môi giới được hiểu chính là con cò gỗ làm cho lũ cò thật sa bẫy, một cách khác thì “Cò” là cách xưng hô những người làm công việc không được chính đáng như mua đi bán lại để kiếm lợi nhuận, sử dụng mánh khóe để kiếm tiền, bất chấp mọi thủ đoạn hay tệ hơn là lừa đảo, người không đàng hoàng, sống bằng tiền chênh lệch kiếm được từ người khác…

Cò Đất” là từ gọi tên người làm trung gian, kết nối giữa người bán và người mua.

 “Cò Đất” là từ gọi tên người làm trung gian, kết nối giữa người bán và người mua.

Mua bán Bất động sản gắn liền với cái nghề môi giới vì thế mà cũng xuất để giúp người bán và người mua tiếp cận nhau dễ dàng, đàm phám, thương lượng giá cả và xúc tiến giao dịch nhanh hơn, dễ dàng hơn. Vì nhiều nhân viên môi giới lợi dụng nhu cầu mua bán bất động sản mà hét giá giao dịch lên cao nhằm ăn chênh lệch. Bên cạnh đó, nhiều người còn dùng những chiêu trò, mưu mẹo nhằm lôi kéo, dụ dỗ khách hàng: tư vấn sai sự thật, tính pháp lý BĐS không rõ ràng nhưng vẫn bán, bán lô đất cho nhiều người, ép giá người bán đội giá người mua…

Khi khách hàng lần đầu đi mua nhà, mua đất nên không biết gì vế giấy tờ pháp lý: Mua bán ra sao? Đặt cọc thế nào? Giá cả bao nhiêu là phù hợp? Kinh tế thế nào thì đủ để mua? Cách thức mua bán, cách giao tiền, giao nhà, nhận giấy tờ sang tên đăng bộ ra sao… thì lúc này, người môi giới sẽ tư vấn cho khách hàng từng bước giao dịch. Có nhiều trường hợp khác khách hàng đi mua nhà đất không qua hình thức môi giới vì sợ nghe môi giới thì mất tiền, muốn đi tìm nhà bán chính chủ và đi mấy tháng trời cũng chưa tìm được nhà, mà cũng không biết đâu mà đi.

Nghề nào cũng có người xấu – người tốt

Nghề nào cũng có người xấu – người tốt

Cũng có người tìm được nhà và tiến hành mua bán, cả chủ nhà và người mua đều không biết thủ tục giấy tờ đi công chứng không biết chuẩn bị những giấy gì,  giấy này thì thiếu giấy kia…

Thầy Nguyễn Trung Kiên, giảng viên dạy hệ Liên thông cao đẳng dược trường Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ, khi gặp phải nhiều người làm ăn không đàng hoàng kiểu lừa khách vào bẫy, người bán và người mua mất lòng tin ở môi giới từ đó từ cò bắt đầu xuất hiện và bị gán cho cái tên không mấy tốt đẹp.

Thiết nghĩ việc nhiều nhân viên cung cấp sai thông tin và đội giá BĐS lên cao để kiếm lời là không đúng với bản chất của nghề làm môi giới, là lừa đảo là vô trách nhiệm. Nhưng nghề nào cũng có những mặt tối hạn chế và những người làm ăn chân chính, có tâm và trách nhiệm chúng ta cũng cần có cái nhìn rộng hơn về nghề này để hiểu đúng bản chất công việc cũng như thay đổi định kiến không tốt cho những người tốt.

Tóm lại, chúng ta hãy là những khách hàng thông minh và hiểu biết thì nên thông qua môi giới mà giao dịch nhà đất. Vì những người môi giới chuyên nghiệp và chân chính sẽ cung cấp những kiến thức về phương thức mua bán và bảo vệ cho những khách hàng của mình trong quá trình mua bán thuận lợi nhất.

Facebook Comments
Rate this post