Kiến trúc Roman được người dân các vùng Trung và Tây Âu rất ưa chuộng. Với lối kiến trúc chủ yếu sử dụng các hình khối cột cột trụ với kiểu mái vòm chính là nét đặc sắc riêng của kiểu kiến trúc này.

Contents

1. Vài nét về kiến trúc Roman

Hình thức của kiến trúc Roman mang theo hơi hướng của những kiến trúc La Mã cổ đại nhưng để đạt đến độ tinh sảo của người xưa thì vẫn còn phải là cả một chặng đường dài nghiên cứu.

Vào khoảng thế kỷ 11 và 12 kiến trúc Roman ra đời. Đây là kiểu kiến trúc chủ yếu được sử dụng của người dân các nước như: Italia, Anh, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha…

Kiến trúc Roma có kết cấu đẹp với những cột trụ và mái vòm được thiết kế kết hợp với nhau tạo ra sự tinh tế mà đến nay chúng ta vẫn lấy đó làm kiểu mẫu để xây dựng lên những công trình đẹp hiện nay. Cách làm này của người La Mã cổ đại này trải qua rất nhiều năm và vẫn cho thấy được sự hiệu quả của nó, vừa có tính thẩm mĩ cao và đảm được sự kiên cố trong kiến trúc.

Kiến trúc Roman tiêu biểu

>>> Đọc thêm: Giới thiệu về những đặc điểm kiến trúc Việt Nam truyền thống

Cho đến giữa thế kỷ 12, tuy có những tiến bộ nhất định, kiến trúc Roman trông vẫn thiếu vẻ nhẹ nhàng và kết cấu chưa thuần thục, ví dụ bài toán xây vòm có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật.

2. Đặc điểm loại hình kiến trúc Roman

Vào giai đoạn Roman trước đây, hầu hết vật liệt được sử dụng để là mái nhà thường là những vật liệu dễ cháy nên hiện nay chúng ta không còn hình mẫu nào để được chiêm ngưỡng. Thời gian sau đó, kiến trúc Roman có những bước tiến mới, dựa vào những đặc điểm sau ta có thể nhận điện được lối kiến trúc để nhận biết được kiến trúc Roman như sau:

– Những nơi mang kiến trúc Roman đều nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây nên ít nhiều chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại.
– Các kiến trúc theo kiểu Roman chỉ còn lại số lượng khá ít, chỉ còn lại rải rác ở các địa phương thuộc vùng Trung – Tây Âu.
– Loại hình và kết cấu của kiến trúc Roman không được đa dạng, nhưng vẫn có nét tinh tế. Các công trình kiến trúc Roman đa phần là dành cho tôn giáo như: nhà thờ, tu viện. Cũng có nơi sử dụng kiến trúc này trong thiết kế nhà ở và đặc biệt là những công trình mang tính phòng thủ cần sự kiên cố vững chãi.
– So với những kiễn trúc La Mã cổ đại thì các công trình kiến trúc theo kiểu Roman được xậy dựng ở quy mô nhỏ và có phần đơn giản hơn. Phần nhiều công trình có bề ngoài khá cứng, không trang trí cầu kỳ, kiến trúc có phần thô ráp, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ.

Kiến trúc xây dựng romanKiến trúc xây dựng roman

– Về kết cấu chủ đạo, các công trình kiến trúc theo phong cách Roman dùng nhiều cửa trụ, các loại mái hình vòm và được làm bằng đá và vì kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng hay các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thập đơn giản.

Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường có hình cái đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học cuộn vào nhau, cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người hay thú.

– Cùng với việc dùng nhiều các loại hình kết cấu thường, cuốn có sống và cột, kiến trúc Roman lại không có sự đồng nhất trong cách thức dùng cột.
– Kiến trúc nhà thờ theo phong cách Roman thường xuất hiện hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc hình trụ tứ giác.

– Các công trình kiến trúc Roman là một phong cách kiến trúc châu Âu nhưng lại có tầm ảnh hưởng lan sang cả những châu lục khác, ví dụ như Việt Nam là một nước thuộc châu Á. Kiến trúc Roman ở Việt Nam hiện tại cũng là những điểm đến thăm quan nổi tiếng mang tính tín ngưỡng, tôn giáo như: Nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Tân Định, nhà thờ gỗ Kontum…

Trên đây là vài nét lối kiến trúc Roman mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Facebook Comments
Rate this post